Rikkeisoft 10 năm cùng nhau

Mình đã bén duyên với Nhật Bản như thế nào?


BỐI CẢNH – “THỬ THÁCH”

Xuất phát điểm là một cậu bé yêu thích đất nước/văn hoá Nhật Bản thông qua các bộ phim hoạt hình/những bộ manga gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 9x Việt Nam như Doraemon, Thám tử lừng danh Conan... Tuy nhiên, ở thời điểm đó, anh Đức vẫn hình dung Nhật Bản là một thứ gì đó rất mơ hồ và không nghĩ rằng sẽ có một ngày mình đặt chân đến đất nước này, cho đến khi anh đỗ vào Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Nhật (Dự án HEDSPI) của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Và đây chính là THỬ THÁCH đầu tiên của anh khi tiếp xúc với một ngôn ngữ mới, một môi trường mới, một “style” mới hoàn toàn.

BÉN DUYÊN – “ĐAM MÊ”

Thời điểm mới vào Đại học, cùng với niềm yêu thích về đất nước/văn hoá Nhật Bản của mình, anh Đức đã nhanh chóng bắt nhịp được với việc học tiếng Nhật – một ngôn ngữ mới toanh, khá “kì lạ” và khá “mất thời gian” – như anh chia sẻ. Ngoài công việc học tập trên lớp, anh cũng rất năng động tham gia các chương trình, câu lạc bộ, Đoàn – Hội, và đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ các giáo viên người Nhật cũng như người Việt khi tham gia các hoạt động này. Và DUYÊN đến với anh khi anh biết đến điệu múa YOSAKOI – một điệu múa truyền thống của Nhật Bản.

“Khi múa Yosakoi, người dancer luôn luôn tiến về phía trước, và nụ cười lúc nào cũng thường trực trên môi của họ” – rất ấn tượng vì điểm đặc biệt này, anh Đức đã trở nên ĐAM MÊ điệu múa này từ lúc nào không hay, và ước mơ được múa điệu múa truyền thống này trên đất nước Nhật đã nhen nhóm trong anh kể từ đó.

NHẬT TIẾN – “QUYẾT TÂM”

Chính đam mê và ước mơ ở trên là nguồn động lực rất lớn thôi thúc anh Đức trong việc học tiếng Nhật, đặc biệt trong việc học giao tiếp. Trong quá trình học Đại học, anh Đức đã đạt “một số” thành tích liên quan đến tiếng Nhật, có thể kể đến như:

- Top finalist Cuộc thi hùng biện tiếng Nhật Kitazawa Cup (2010/08)

- Giải ba cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật (2010/09)

- Chứng chỉ JLPT N2 (2012)

- Giải Nhất cuộc thi Debate tiếng Nhật HEDSPI K53 (2011/04 – thi theo nhóm) vân vân...

QUYẾT TÂM với ước mơ của mình và kiên trì vì nó, những thành tích bên trên cũng là bàn đạp giúp anh Đức thực hiện được ước mơ Nhật tiến của mình vào cuối năm 2013.

BƯỚC ĐẦU – “BỠ NGỠ”

Thời gian đầu, dù đã có N2 và đã được cọ xát khá nhiều với tiếng Nhật nhưng anh Đức cũng không khỏi có những BỠ NGỠ khi đến với một đất nước hoàn toàn xa lạ, cũng như những khó khăn làm quen với công việc của một BrSE – một vị trí hoàn toàn mới mẻ đối với anh.

- “Mấy ông ý nói cái gì với nhau mà mình nghe chả hiểu gì thế nhỉ...?”

- “Làm WBS là làm cái gì ý nhỉ...?”

- “Ủa rồi cái lỗi này điều tra làm sao? T.T”

- “Chỗ này nói với ở nhà như thế nào để mọi người hiểu được nhỉ?”

- “Tôi là ai và đây là đâu...?”

là một vài trong những câu hỏi mà anh tự hỏi mình hàng ngày. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, kiên trì, cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, anh đã nhanh chóng bắt nhịp được với guồng công việc và đã đút túi được cho mình một số mẹo/bài học tương đối hữu ích dành cho các bạn mới ra trường/mới đi làm. Mọi người xem thử xem có mẹo/bài học nào mình áp dụng được không nhé!

MỘT SỐ MẸO/BÀI HỌC

1 – Lắng nghe

Lắng nghe khách hàng là một kĩ năng quan trọng, đặc biệt là khách hàng Nhật. Hẳn mọi người đều không xa lạ gì với văn hoá 建前 và văn hoá giao tiếp tầng tầng lớp lớp ý nghĩa của người Nhật. Do đó, để nắm bắt được đúng ý khách hàng muốn nói/muốn làm thì việc lắng nghe, tư duy và hiểu được tầng ý nghĩa ở phía sau là một việc mà anh đánh giá khá là quan trọng. Point ở đây là hãy luôn tự đặt câu hỏi “Vì sao?” – Vì sao khách lại muốn làm như thế? Vì sao họ lại nói như vậy?..., trả lời được các câu hỏi này tức là bạn đã nắm được phần lớn ý khách rồi đó!

2 – Memo memo memo mọi lúc mọi nơi

Anh Đức tự nhận mình có một trí nhớ rất tốt – như con cá vàng vậy á, nên là sau khi nghe xong tầm 5 phút sau là anh quên hết. Đùa chút thôi, đặc trưng của não bộ con người là sẽ quên dần thông tin sau khi tiếp nhận, thế nên, để tránh xảy ra những vấn đề không đáng có, anh luôn memo lại nội dung của các buổi họp, cũng như các task mình được giao.

Ngoài ra, việc memo còn có một lợi ích nữa là mình có thể memo lại những từ mình chưa biết – mà mình nghe được trong lúc họp, sau đó về nhà và tìm hiểu lại – đây cũng là một cách học từ vựng phục vụ cho công việc mà anh đánh giá tương đối hiệu quả.

3 – Xác định động lực khi làm việc

Thời gian đầu có rất nhiều bỡ ngỡ, mới mẻ, cũng như rất nhiều khó khăn, do đó nếu không xác định được động lực đi làm của mình thì sẽ rất dễ nản, dẫn đến stress và muốn từ bỏ. Vì vậy, các bạn nên đầu tư thời gian xác định xem động lực làm việc của mình là gì, từ đó tìm ra mục tiêu trong công việc, và lập ra plan level up bản thân tương ứng để thực hiện mục tiêu đó. Theo chia sẻ của anh, việc xác định động lực/mục tiêu và lập plan level up này đã giúp anh nhìn nhận rõ hơn về bản thân và con đường mình muốn đi trong tương lai.

4 – Không từ bỏ đam mê

Khi bắt đầu đi làm là lúc mình bắt đầu thấy quỹ thời gian của mình sẽ bị ít đi (cho công việc, cho các mối quan hệ đồng nghiệp...). Tuy nhiên nếu chỉ tập trung hoàn toàn cho công việc thì rất dễ dẫn đến down motivation, do đó trong một tuần, anh luôn lên kế hoạch và dành một khoảng thời gian nhất định cho đam mê/sở thích, để keep motivation của mình luôn high *cười* Bật mí là dù đã đến Nhật được 10 năm rồi nhưng anh Đức vẫn đang tiếp tục theo đuổi đam mê Yosakoi và đã tham gia được rất nhiều lễ hội rồi đó nha.

ĐẾN VỚI NAGOYA

Trong thời gian gần 10 năm ở Nhật, anh Đức đã từng sống, cũng như du lịch ở nhiều thành phố khác nhau ở Nhật. Tuy nhiên, chỉ khi đến Nagoya, anh mới thực sự xác định đây là nơi anh muốn gắn bó lâu dài và phát triển sự nghiệp của mình. Theo như chia sẻ của anh thì:

- “Nếu bạn đã quá chán nản với cuộc sống xô bồ ở Tokyo/Osaka, hãy đến NAGOYA”

- “Nếu bạn đã quán chán nản với việc đi tàu 1-2h để đi làm, hãy đến NAGOYA”

- “Nếu bạn thấy giá cả/nhà cửa ở Tokyo/Osaka quá đắt đó, hãy đến NAGOYA”

- “Nếu bạn muốn nhanh giàu, hãy đến NAGOYA, vì ở Nagoya toàn thấy ô tô hịn chạy ngoài đường không à” *cười*

Anh đánh giá Nagoya là một nơi khá dễ sống, không quá quê, cũng không quá đô thị, vật giá rẻ, và đi lại rất thuận tiện. Vì vậy, dù có nhiều cơ hội/offer ở các thành phố khác nhưng anh Đức vẫn quyết định ở lại Nagoya - “Mình nghe nhiều bạn bảo nghe nói Nagoya rất là QUÊ nên không muốn đến, thế nhưng hãy thử trải nghiệm cuộc sống/trải nghiệm công việc ở Nagoya xem, biết đâu bạn sẽ cảm mến nơi này lúc nào không hay á” – anh Đức chia sẻ.

Vậy còn các bạn thì sao, còn chần chờ gì nữa mà không thử đến với Nagoya và trải nghiệm cuộc sống ở đây như anh Đức đi nhỉ?

Từ khóa: