Rikkeisoft 10 năm cùng nhau

Division Sharing: “Nữ nhi quốc” chính hiệu nhà Rikkei


Tại Rikkei, 70% là nam giới, nhưng có một bộ phận mà ở đó nữ quyền chiếm đến 90% dân số, đó là team PQA (Process Quality Assurance). Dù là những cô gái nhỏ bé nhưng lại mang trên mình sứ mệnh đảm bảo chất lượng cho tất cả các dự án, và đem lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng.

Là team có số lượng thành viên khiêm tốn, được dẫn dắt bởi chị Nguyễn Thị Bích Huệ, dù mỏng về số lượng nhưng team PQA đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong mỗi dự án. PQA được thành lập để giúp các dự án trong công ty có thể làm việc theo quy trình chuẩn quốc tế, nâng cao năng suất chất lượng của các dự án, đem đến sản phẩm tốt nhất, sự hài lòng, tin tưởng của khách hàng, từ đó tăng cơ hội tiếp cận tới khách hàng.

Người “chăm sóc” dự án

Do đặc thù công việc là xây dựng quy trình và giám sát quá trình thực hiện, nên việc tương tác phối hợp với các thành viên trong dự án là vô cùng quan trọng. Làm sao để thành viên dự án nhận thức được tầm quan trọng của quy trình và nghiêm túc tuân thủ luôn là bài toán khó khăn của PQA.

“Dự án nào cũng sẽ có những khó khăn riêng vì mỗi dự án một đặc thù. Đối với mình, khoảng thời gian tham gia dự án Y****** có lẽ là khoảng thời gian đáng nhớ nhất. Join dự án đúng dịp đang cháy member phải OT-ON thường xuyên, khách hàng khó tính yêu cầu hoàn thành deadline gấp, nên việc apply process vào dự án khá là khó khăn”. Nhớ lại thời gian chạy dự án chị Ngọc PT chia sẻ: “Mình nhớ thời gian đó, vì khách hàng yêu cầu gấp nên anh em dự án phải ưu tiên hoàn thành deadline task, nên rất hay bỏ qua process phân tích bug, mặc dù PQA và PM đã remind nhiều lần”. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dự án team, dự án không có dữ liệu cho việc phân tích nguyên nhân để đưa ra action cải thiện và khi khách hàng yêu cầu cung cấp report bug, cả team mới gấp gáp cover thông tin. Ngay sau lần đó, PQA đã giải thích ý nghĩa của việc phân tích bug cho đội dự án và cùng PM điều chỉnh quy trình quản lý bug để không mất mất nhiều thời gian hoàn thiện: Phía QA sẽ là bên chốt chặn, nếu Dev không phân tích bug đầy đủ trước khi đẩy bug cho QA retest thì phía QA sẽ reject việc confirm bug. Từ đó, team dự án đã tuân thủ quy trình log bug rất đầy đủ, và việc báo cáo bug cho KH không còn là vấn đề đau đầu với PM/QA lead. Các bug common cũng không lặp lại nữa.

Đối với công việc của PQA, khó khăn lớn nhất là giao tiếp với các dự án, đây cũng có thể lý giải cho câu hỏi tại sao team PQA đa phần là nữ. Việc dự án không tuân thủ quy trình là một chuyện rất dễ gặp. Chính vì vậy, team PQA luôn phải lắng nghe ý kiến từ các thành viên dự án để hiểu vướng mắc, khó khăn, từ đó phối hợp cùng PM điều chỉnh lại process sao cho hiệu quả và dễ áp dụng nhất giữa các bên. Ngoài ra, PQA cũng phải nâng cao nhận thức của các thành viên dự án về tầm quan trọng và ý nghĩa của quy trình, để từ đó áp dụng quy trình vào dự án.

Khi một ngôi nhà có rất nhiều “nóc”

Theo như sự lý giải của chị Bích Huệ, lý do phòng PQA được ví như “nữ nhi quốc” là hoàn toàn ngẫu nhiên, không hề có sự sắp đặt nào hết: “Khi tuyển dụng chị không đặt ra tiêu chuẩn cho ứng viên là nam hay nữ, mà bản chất ngành này cần sự mềm mỏng, khéo léo và liên quan đến giao tiếp rất nhiều. Do đặc thù đó nên ngành PQA không chỉ ở công ty mình mà còn ở toàn Việt Nam có số lượng nam rất ít.”

Vậy “nữ nhi quốc” sẽ vận hành ra sao? Theo chị Huệ, nam và nữ đều có những ưu điểm, lợi thế khác nhau. Với đặc thù của ngành PQA ở đâu thì cũng gần như là thế giới của phái đẹp: “Về mặt công việc, phòng PQA cũng không gặp khó khăn gì cả. Đến những ngày dành riêng cho phụ nữ thì chị em tự vui với nhau thôi”. Tuy nhiên, chị em phòng PQA cũng có một lợi thế riêng nhờ vào việc thường xuyên làm việc “onsite” tại các đơn vị: “Thực ra vào ngày đặc biệt của phái đẹp, các chị em ngồi riêng ở từng sàn nên cũng được anh em tổ chức chúc mừng” - Chị Huệ chia sẻ.

Liệu khoảng cách vị trí làm việc có làm chị em phòng PQA xa cách nhau không? Chắc chắn là không rồi! Ngoài những buổi họp Team hàng tuần, phòng PQA vẫn luôn duy trì các nhóm “ăn chơi”. Thỉnh thoảng chị em cũng rủ nhau ăn nhậu để tăng tinh thần gắn kết và giữ lửa nhiệt huyết giữa các thành viên. Đây có lẽ cũng là bí quyết để tình cảm chị em phòng PQA mãi mận mãi keo.

Dù là những cô gái nhỏ bé nhưng team PQA vẫn từng ngày nỗ lực, sát cánh cùng các anh em trong dự án, âm thầm tạo ra những sản phẩm với chất lượng tuyệt vời tới tay khách hàng. Chúc team PQA sẽ bước tiếp những bước đi vững vàng trên con đường chinh phục mục tiêu và hoàn thành sứ mệnh tốt đẹp của mình.

Từ khóa: